Forbes: Điểm danh 7 ngân hàng niêm yết hàng đầu Việt Nam năm 2022

Đầu tháng 8 vừa qua, Forbes công bố danh sách Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2022, trong đó ngành ngân hàng có 7 đại diện là: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VIB, ACB, MB và TPBank…

12

Những năm qua, Top 7 ngân hàng: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VIB, ACB, MB và TPBank đã xây dựng bộ đệm vững chắc về nội lực, thiết lập đà tăng trưởng bền vững, mở rộng về quy mô vốn, duy trì các chỉ số an toàn và hiệu quả hoạt động trong nhóm dẫn đầu thị trường.

Quy mô lợi nhuận lớn, tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm qua

Trong 5 năm qua (2016 – 2021), tổng lợi nhuận trước thuế của Top 7 ngân hàng này đã tăng gấp 3 lần, từ 30 nghìn tỷ đồng lên 100 nghìn tỷ đồng. Vietcombank liên tục dẫn đầu về quy mô lợi nhuận trong nhiều năm, trong khi VIB dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận với mức tăng trưởng kép đạt 63%/năm trong 5 năm liền.

Biểu đồ: Lợi nhuận trước thuế năm 2021 và tăng trưởng lợi nhuận kép giai đoạn 2016-2021. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.
Biểu đồ: Lợi nhuận trước thuế năm 2021 và tăng trưởng lợi nhuận kép giai đoạn 2016-2021. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.

Hiệu quả lợi nhuận gắn với xu hướng tăng trưởng bán lẻ

ROE trung bình của Top 7 nhà băng này đang ở mức 20%, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình 8%-10% của các ngân hàng trong khu vực. Trong đó, VIB hiện dẫn đầu toàn ngành với ROE 30% cùng danh mục cho vay bán lẻ đạt gần 90%, theo sau là ACB.

Biểu đồ: 4 quý gần nhất và Tỷ lệ cho vay bán lẻ trong tổng tín dụng tính đến cuối năm 2021. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.
Biểu đồ: 4 quý gần nhất và Tỷ lệ cho vay bán lẻ trong tổng tín dụng tính đến cuối năm 2021. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.
Biểu đồ: Số dư cho vay bán lẻ 2021 và Tăng trưởng kép giai đoạn 2016-2021. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính riêng lẻ các ngân hàng 2021.
Biểu đồ: Số dư cho vay bán lẻ 2021 và Tăng trưởng kép giai đoạn 2016-2021. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính riêng lẻ các ngân hàng 2021.

Trong 5 năm qua, top 7 ngân hàng đều có những bước chuyển đổi nhất định thể hiện qua tốc độ tăng trưởng bán lẻ trung bình đều trên 20%, trong khi tăng trưởng tín dụng trung bình của ngành chỉ ở mức 14%.

Ấn tượng nhất là VIB với tốc độ tăng trưởng bán lẻ trong 5 năm đạt tới 44%, gần gấp đôi so với trung bình các ngân hàng còn lại, Vietcombank là đại diện tiêu biểu trong khối ngân hàng có vốn nhà nước trọng yếu khi giữ tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm.

Chuyển dịch cơ cấu thu nhập mạnh mẽ sang nguồn thu nhập ngoài lãi

Biểu đồ: Tỷ lệ thu nhập từ phí trên tổng thu nhập (4 quý gần nhất) và tăng trưởng trong 5 năm. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.
Biểu đồ: Tỷ lệ thu nhập từ phí trên tổng thu nhập (4 quý gần nhất) và tăng trưởng trong 5 năm. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.

Cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng có sự dịch chuyển mạnh mẽ. Thu nhập từ phí tăng trưởng nhanh chóng trong 5 năm qua giúp đóng góp tỷ trọng lớn hơn vào tổng thu nhập của ngân hàng. Trong Top 7 ngân hàng, VIB hiện đang là ngân hàng đứng đầu về tỷ lệ thu nhập từ hoạt động dịch vụ, trong 4 quý gần nhất tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ chiếm tới khoảng 18% tổng doanh thu hoạt động của ngân hàng. Trong khi các ngân hàng còn lại có tỷ lệ đóng góp từ thu dịch vụ dao động trung bình ở khoảng 11-12%.

Tỷ lệ chuyển đổi số trong top đầu ngành

6 trong số 7 ngân hàng niêm yết tiêu biểu đã đầu tư mạnh mẽ vào công cuộc chuyển đổi số trong nhiều năm và nằm trong top dẫn đầu, với tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng số chiếm đến trên 90% trên tổng số giao dịch.

Biểu đồ: Tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng số trên tổng số giao dịch. Nguồn: Tổng hợp từ thông cáo báo chí của các ngân hàng.
Biểu đồ: Tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng số trên tổng số giao dịch. Nguồn: Tổng hợp từ thông cáo báo chí của các ngân hàng.

Tăng trưởng năng động trong mảng dịch vụ thẻ

Biểu đồ: Tổng chi tiêu thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng năm 2021 (tỷ đồng). Nguồn: Số liệu Hiệp hội thẻ 2021.
Biểu đồ: Tổng chi tiêu thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng năm 2021 (tỷ đồng). Nguồn: Số liệu Hiệp hội thẻ 2021.

Các ngân hàng niêm yết top đầu cũng là nhóm những ngân hàng năng động trong việc ra mắt các sản phẩm dịch vụ với tính năng vượt trội dành cho khách hàng, đặc biệt thị trường thẻ với nhiều tiềm năng và được các ngân hàng chú trọng để đẩy mạnh những năm qua.

Dẫn đầu xu thế thẻ trên thị trường nhiều năm, VIB gắn liền với các sản phẩm thẻ ấn tượng và lần đầu có mặt tại Việt Nam. Do đó, không quá ngạc nhiên khi ngân hàng này hiện đang dẫn đầu trong nhóm về tổng chi tiêu thẻ của khách hàng. Theo VIB, hiện tại ngân hàng cũng đang nắm top đầu thị phần của Mastercard tại Việt Nam với hơn 35%. TPBank cũng rất ấn tượng với tổng chi tiêu thẻ đứng ở vị trí thứ hai và theo ngay sau là ngân hàng MB.

Phát triển mạnh mẽ sản phẩm bảo hiểm qua kênh ngân hàng

Biểu đồ: Tổng phí bảo hiểm bán mới trong năm 2021 (tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo phân tích công ty chứng khoán.
Biểu đồ: Tổng phí bảo hiểm bán mới trong năm 2021 (tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo phân tích công ty chứng khoán.

Ở mảng phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua kênh ngân hàng, VIB, MB và ACB luôn thuộc top 3 thị trường trong suốt giai đoạn vừa qua với thị phần vượt trội trong ngành.

Danh mục tín dụng an toàn, tỷ lệ nợ xấu được quản trị tốt

Biểu đồ: Tỷ lệ chi phí tín dụng trên dư nợ (4 quý gần nhất). Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.
Biểu đồ: Tỷ lệ chi phí tín dụng trên dư nợ (4 quý gần nhất). Nguồn: Fiinpro, Báo cáo tài chính các ngân hàng.

Một trong những điểm nổi bật là top 7 ngân hàng đều có chất lượng danh mục tín dụng chất lượng cao và an toàn với tỷ lệ nợ xấu được quản trị dưới 2%. Về chi phí tín dụng, có 2 ngân hàng kiểm soát dưới 1% trong nhiều năm qua là VIB và ACB so với trung bình thị trường ở mức 1,5% – 2,0%.

Nguồn vốn ngày càng vững mạnh tạo bộ đệm vững chắc, tuân thủ Basel II

Hình: Hệ số CAR theo chuẩn mực Basel II tại 30/6/2022. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo gặp gỡ nhà đầu tư, Báo cáo phân tích CTCK. (*) Số liệu 2021.
Hình: Hệ số CAR theo chuẩn mực Basel II tại 30/6/2022. Nguồn: Fiinpro, Báo cáo gặp gỡ nhà đầu tư, Báo cáo phân tích CTCK. (*) Số liệu 2021.

Các ngân hàng niêm yết top đầu hiện nay đều đã áp dụng tiêu chuẩn Basel II với hệ số CAR ở ngưỡng an toàn cao hơn mức tối thiểu quy định bởi Ngân hàng Nhà Nước là 8%. Hệ số CAR “dày” giúp các ngân hàng tạo nên một bộ đệm vững chắc, đảm bảo đà phát triển bền vững trong tương lai.

Đối tác chiến lược là các định chế tài chính và tập đoàn hàng đầu

Các ngân hàng niêm yết top đầu này cũng tiên phong trong hợp tác chiến lược với các đối tác là các định chế tài chính và tập đoàn hàng đầu. Điều này giúp xây dựng nền tảng quản trị và vận hành vững chắc, tạo ra những dấu ấn nổi bật trong thời gian qua cũng như trong tương lai.

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng, dữ liệu Moody’s.
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng, dữ liệu Moody’s.

Bức tranh của ngành ngân hàng sẽ còn nhiều thay đổi tích cực và bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới. Trong đó, cơ hội sẽ rộng mở cho những ngân hàng niêm yết top đầu hướng đến tăng trưởng bền vững, có chiến lược và khả năng thực thi sắc nét, phát triển mạnh mẽ nguồn lực con người, vốn và công nghệ, cũng như không ngừng học hỏi để cải tiến và nâng cao tiềm lực giúp quá trình chuyển đổi thành công.

Nguồn: https://vneconomy.vn